LÀNG BÈ CỘNG SINH Vị trí được chọn thực hiện dự án là cù lao Mỹ Hòa Hưng, An Giang, Việt Nam, khu vực này có sông hậu chảy qua. Người dân nơi đây sống trên các bè cá nổi trên sông. Đa phần các bè cá là tự phát chưa được chính quyền quy hoạch. Vì nằm ngoài khu vực được quy hoạch nên các hộ gia đình nơi đây không được cung cấp nước sạch sinh hoạt cũng như lưới điện quốc gia không đến được. Nhận thấy tiềm năng về kinh tế của các bè cá khi đóng góp phần lớn trong tổng thu nhập của người dân, cũng như là hướng phát triển nhà ở trên sông khi quỷ đất xây dựng ngày một thu hẹp. Chính quyền địa phương đang lên phương án quy hoạch mô hình làng nổi phát triển bền vững.
Từ cơ sở lý luận, đánh giá hiện trạng và phân tích SWOT có thể nhận thấy rằng nơi đây tồn tại rất nhiều khuyết điểm cần được khắc phục mà chủ yếu ở 4 khía cạnh : MÔI TRƯỜNG NƯỚC UỐNG Ô NHIỄM, THIẾU KHÔNG GIAN MỞ - CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, NƯỚC THẢI SINH HOẠT CHƯA ĐƯỢC XỬ LÝ ĐỂ GIỮ VỆ SINH NGUỒN NƯỚC, TRẺ EM CHƯA ĐƯỢC ĐẦU TƯ GIÁO DỤC. Do đó, cần đề xuất một giải pháp qui hoạch bền vững, có tính khoa học cao để cải tạo chỉnh trang đô thị trong bối cảnh đô thị mới
Mô hình làng nổi mà nhóm chúng tôi đề xuất có khoảng 50 căn nhà. Khu nhà nổi hiện tại của người dân chỉ phù hợp với việc kinh doanh sản xuất, chưa phải là mô hình thích hợp để ở. Do điều kiện kinh tế chưa đủ hoặc chưa có nhu cầu mở rộng nhà còn nhiều ở nơi đây nhóm đề xuất mô hình với module mở rộng :NHÀ CƠ BẢN 4 NGƯỜI VỚI HỆ BÈ MỞ RỘNG ĐỂ LÀM VƯỜN, NUÔI CÁ => 3- 7 NĂM SAU KHI TÍCH ĐƯỢC VỐN TỪ LÀM VƯỜN VÀ NUÔI CÁ CŨNG LÀ LÚC NHÂN KHẨU TĂNG NÊN SẼ ĐỦ ĐIỀU KIỆN MỞ RỘNG NHÀ TRÊN HỆ NỀN SẴN CÓ.
Theo khảo sát thì nhân khẩu 1-4 người chiếm 50%, 5-6 người chiếm 33.5%, 7-9 người 16.5%. Với số lượng nhân khẩu như vậy thì cần mô hình nhà ở linh hoạt có khả năng mở rộng khi cần sẽ là lựa chọn tốt, có thể thay thế cho mô hình nhà ở hiên tại ở đây. Dựa trên “THƯỚC ĐO ĐỊA PHƯƠNG “ mà các người thợ cả đây để lại kết hợp với mặt bằng điển hình nhà ở 3gian – 2 chái của địa phương biến đổi linh hoạt ( không ràng buộc ) giữ lại không gian sinh hoạt truyền thống của địa phương Đây là cách biến đổi mặt bằng từ nhà 4 nhân khẩu lên 6 hoạc 8 nhân khẩu trên nền móng sẵn có lưới cột 3600mm
Trẻ em ở đây chưa được đầu tư về giáo dục, y tế mặt bằng không gian linh hoạt phục vụ cho nhiều chức năng khác nhau cần lắm 1 công trình công cộng đáp ứng những yêu cầu trên tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ. Do qui mô nhỏ 50 hộ (200 dân ) 2 khu công cộng kết hợp với 2 TRUNG TÂM VĂN HÓA CHO TRẺ EM VÙNG NƯỚC NỔI AN GIANG với không gian linh hoạt tùy nhu cầu phục vụ giáo dục cho trẻ em học mẫu giáo( cho trẻ từ 1-5 tuổi ), y tế cộng đồng cũng như nhà hành chính., giao lưu văn hóa, , hay giữ trẻ vùng lũ …. đó cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của người dân trong làng . Khu công cộng sẽ trở thành môi trường sinh sống của chim, cá tôm…. Chợ nổi một nét sinh hoạt đặc sắc của người dân sông nước sẽ được đặc ở vị trí tích hợp để các hộ gia đình dễ dàng tiếp cận.
Mô hình nhà nổi nhóm chúng đề xuất giúp người dân sinh sống phát triển kinh tế bền vững. Phía trên cho phép người dân sinh hoạt, cùng với chăn nuôi và trồng trọt với quy mô nhỏ. Phần bè dưới nước là khu vực nuôi cá nguồn kinh tế chính, và đây cũng là nơi thu hút khách du lịch tham quan.
Nhưng phát triển kinh tế bền vững cũng phải gắn liền với sự bền vững của môi trường và sức khỏe con người, tránh ô nhiễm nước sông. Với mục tiêu phát triển môi trường bền vựng nên vật liệu sử dụng cho xây dựng làng bè chủ yếu là tre. Khu vực Bảy Núi ở An giang cách vị trí đặt làng bè < 50 km là nơi tập trung măng tre với số lượng lớn với nhiều người thợ lành nghề. Tre ở đây là tre Mạnh Tông. Công dụng tre Mạnh tông là thân to, thẳng, cứng, vách thân dày nên thường dùng làm cột nhà, cột điện, cầu cống, thời gian sinh trưởng ngắn 3-5 năm. Vì thế tre được dùng làm kết cấu chính của làng bè.
. Hiện tại người dân nơi đây sử dụng nước sông để sinh hoạt, điều đó thực sự nguy hiểm. Khi làng nổi được quy hoạch thì nước sạch sẽ đến được với từng hộ gia đình. Chúng tôi cũng đề xuất thêm việc dự trữ và lọc nước mưa với hệ thống lọc đơn giản dung sinh hoạt như 1 cách tận dụng thiên nhiên.Qua đó thiết kế của nhóm sẽ tiết kiệm được năng lượng cũng như hợp vệ sinh hóa được môi trường nước.cụ thể : Hệ thống xử lý chất thải và cung cấp năng lượng Biogas giúp bảo vệ môi trường không thải xuống sông và tái tạo làm phân bón cũng như làm khí đốt và phát điện. cụ thể : Với số lượng nhân khẩu >4 người thì 1 ngày thải ra >1.2L nước tiểu , >175 gam phân cùng với chất thải nhà bếp và wc. Việc sử dụng Biogas sẽ cung cấp khí đốt cho >2 giờ nấu ăn hằng ngày, và năng lượng cho >5 giờ chiếu sáng. Và cung cấp phân bón cây , Nước tiểu pha loãng với nước tỉ lệ 1:10 cung cấp phân loãng cho cây. Chất thải xám sẽ được tái sử dụng bằng hệ thống lọc tự nhiên từ vải địa, cát, than hoạt tính, đá .. dùng làm nước sinh hoạt
Tất cả đề xuất sẽ giúp người dân trong làng nổi có cuộc sống tốt hơn, tạo nên sự phát triển bền vững và cộng sinh giữa con người với thiên nhiên.