Cách tính gạch xây nhà đơn giản dễ dàng và chi tiết nhất

Việc tính toán nguyên vật liệu sử dụng trước khi xây nhà là điều vô vùng cần thiết bởi nó giúp bạn định mức được chỉ phí cũng như chủ động về nguồn tài chính của mình. Vậy, cách tính gạch xây nhà được thực hiện như thế nào? Cùng Xây nhà đẹp online khám phá công thức tính số lượng gạch để xây 1m2 tường trong bài viết sau.

 

Những loại gạch xây nhà

Các loại gạch xây nhà phổ biến hiện nay gồm:

  • Gạch đất nung: Đây là loại gạch nung 100% từ đất sét trên nền nhiệt độ cao, và là vật liệu được sử dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng hiện nay. Gạch đất nung bao gồm các loại gạch như: Gạch đỏ đặc, gạch đỏ 2 lỗ, gạch đỏ 4 lỗ
gach-xay-nha.jpg
  • Gạch không nung: Loại gạch được tạo từ các nguyên vật liệu hỗn hợp như xi măng, xỉ than, tro bay,... và cũng được sử dụng nhiều khi xây dựng các công trình lớn. Gạch không nung gồm các loại như: Gạch bê tông, gạch nhẹ chưng áp, gạch bê tông bọt và gạch bê tông cốt liệu.
  • Gạch tàu: Gạch được làm từ đất nung ở nhiệt độ cao như gạch đất nung truyền thống, bao gồm các loại gạch như gạch tàu BT, gạch tàu trơn, gạch tàu lục giác,…

Xem thêm: Mẫu nhà mái nhật 2 tầng

Cách tính gạch xây nhà theo m2

Tính số lượng gạch xây dựng nhà ở mặc dù không quá phức tạp nhưng nó liên quan đến nhiều yếu tố như loại gạch bạn sử dụng, kích thước viên gạch hay tường xây 10 hay 20 để tính toán. 

cach-tinh-gach-xay-nha-theo-m2.jpg

Công thức tính gạch xây nhà theo m2 như sau: 

Số lượng gạch = Diện tích tường nhà cần xây/Diện tích viên gạch - Diện tích hao hụt

Trong đó:

  • Diện tích tường nhà cần xây = chiều dài x chiều cao tường nhà
  • Diện tích viên gạch = Chiều dài x chiều cao viên gạch

 

Xem thêm: cách tính chi phí xây nhà 

 

Cách tính số lượng gạch khi xây tường 10

Tường 10 hay còn gọi là tường đơn, tường con kiến bởi chiều dày của nó bằng mặt nằm của viên gạch 100mm cộng với độ dày 2 lớp vữa 10mm nên tường dày khoảng 110 mm. Xây loại tường này thường sử dụng các viên gạch có kích thước 200 x 110 x 60mm.

cach-tinh-so-luong-gach-xay-tuong-10.jpg

Ví dụ, xây dựng mạch vữa 1cm/1 mạch, tiết diện của viên gạch sau khi xây sẽ là 220x130x80mm -> Diện tích gạch: 0,08 x 0,22 = 0,0176. Từ đó, 1m2 tường 10 sẽ cần đến 1/0.0176 = 56 viên gạch. 

 

Cách tính số lượng gạch khi xây tường 20

Tường 20 hay còn gọi là tường đôi. Khi xây dựng tường này thường sử dụng các viên gạch có kích thước 190 x 80 x 40mm ->  Diện tích gạch: 0,04 x 0,19 = 0.0076. Từ đó, 1m2 tường 20 sẽ cần đến 1/0.0076 = 131 viên gạch. 

Như vậy, gia chủ cần tính toán kỹ lưỡng khi lựa chọn và mua gạch cho mình để tránh tình trạng lãng phí không cần thiết đồng thời đảm bảo tính vững chắc, an toàn công trình của mình. 

cach-tinh-so-luong-gach-khi-xay-tuong-20.jpg

Xem thêm: Tham khảo 20 bản vẽ thiết kế nhà đẹp, chi tiết nhất hiện nay
 

Một số điều cần lưu ý khi xây tường gạch

Một số lưu ý gia chủ cần biết khi lựa chọn xây tường gạch cho ngôi nhà của mình:

  • Lựa chọn gạch phù hợp: Tùy thuộc vào công trình mà mọi người có thể lựa chọn loại gạch phù hợp như gạch ống, gạch thẻ, gạch block,.... Gia chủ cần chú ý đến chất lượng có thể kiểm tra bằng cách bẻ đôi viên gạch, nếu bề mặt bị rỗng hay có lỗ và lẫn các tạp chất thì đây là loại gạch kém chất lượng. Nên lựa chọn những viên gạch thẳng đều, cầm chắc tay, không cong vênh, dễ vỡ.
  • Trước khi xây tường, nhúng gạch xuống nước từ 10 - 15 phút để gạch không hút nước khi làm hồ vữa.  Lưu ý, không ngâm gạch lâu quá khiến mặt tường bị mốc gây mất thẩm mỹ. 
  • Lớp vữa dưới nên dày từ 15 - 20mm, miết mạch đúng dày từ 5 - 10mm. Khi xây tường nên căng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi để bề mặt tường gạch được thẳng hàng và bằng phẳng.  
mot-so-luu-y-khi-xay-tuong-gach.png
  • Khi xây các phần có kích thước nhỡ, thợ xây cần cắt gạch với kích thước phù hợp với khối xây và xây từ dưới lên theo nguyên tắc - tường chính xây trước, tường phù xây sau.
  • Giữa các khối xây cần trát một lớp hồ dầu nhằm tạo ra sự liên kết bền vững giữa gạch và các bề mặt tiếp giáp khác như dầm, cột,...
  • Sau khi xây dựng xong, hạn chế tác động lực lên khối viên gạch để tránh làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của tường. Nếu vừa thi công xong gặp trời mưa, mọi người cần che chắn cẩn thận bằng cách sử dụng bạt, áo mưa,... hạn chế tường tiếp xúc với nước mưa. 
  • Tường đang xây dở dang, cần để lại mạch giật cấp theo taluy để ngày tới có thể tiếp tục thi công (không để lại mạch răng cưa)
  • Nếu mọi người xây tiếp trên nền tường cũ, cần vệ sinh sạch vé bề mặt tường và tưới nước trước khi xây dựng.

 

Lời kết

Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp bạn nắm được cách tính gạcch xây nhà chuẩn nhất 2023. Đồng thời, độc giả cũng nắm được các lưu ý cần thiết khi xây dựng nhà ở để đảm bảo độ bền cũng như an toàn cho gia chủ khi sử dụng. Nếu còn thắc mắc, liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. 

 

Xem thêm: giá xây nhà trọn gói cập nhật mới nhất

 

Xây Nhà Đẹp Online chuyên cung cấp dịch vụ xây nhà, sửa chữa và nâng cấp nhà cửa. Với sứ mệnh mang đến cho khách hàng những mẫu thiết kế nhà đẹp với giá xây dựng phải chăng. Chúng tôi đem đến cho quý khách những mẫu nhà hiện đại đẹp xu hướng như: mẫu nhà cấp 4mẫu nhà mái Nhật, những mẫu nhà mái tháimẫu nhà vườn đẹpmẫu nhà biệt thự đẹp, biệt thự nhà vườn đẹp đẳng cấp, nhà chữ l đẹp. Ngoài ra, chúng tôi cũng sở hữu kho mẫu nhà phố đẹp với bản vẽ chi tiết như mẫu nhà ống đẹpnhà phố tân cổ điểnnhà phố 2 mặt tiền đẹp.... Hơn nữa, chúng tôi còn sở hữu kho thiết kế nhà nhiều tầng hiện đại xu hướng hiện nay như mẫu nhà mái Nhật 2 tầngnhà Thái 2 tầng, mẫu nhà 3 tầng đẹp, nhà vườn 2 tầng.… cùng với cách tính chi phí xây nhà chi tiết nhất. Với kho bản vẽ thiết kế nhà khổng lồ, quý khách có thể lựa chọn bản vẽ nhà cấp 4bản vẽ nhà 2 tầng,....tùy theo nhu cầu của mình. Sở hữu đội ngũ kỹ thuật, các nhà thầu xây dựng dồi dào kinh nghiệm, đảm bảo mang đến cho bạn những ngôi nhà đẹp nhất với giá xây nhà trọn gói tốt nhất thị trường.